Vào cuối tháng 9 vừa qua ( từ ngày 25 đến 29), Passerelles numériques Việt Nam đã rất vui mừng chào đón năm tình nguyện viên từ các chi nhánh khác nhau của JPMorgan đến tham gia Hội thảo khởi nghiệp. Mục đích của hội thảo nhằm giúp các em sinh viên có thể lên kế hoạch kinh doanh từ kết quả phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cần khách hàng và dự kiến kế hoạch tài chính.
Bốn tình nguyện viên (Da Chen, Ling Zhang, Rahul Razdan và Sung Bae Park) chịu trách nhiệm hướng dẫn bốn nhóm sinh viên, mỗi nhóm khoảng 10 em, trong suốt năm ngày của hội thảo. Tình nguyện viên thứ năm, Karan – từ bộ phận Đào tạo và phát triển của JP Morgan, tham gia cùng chúng tôi vào ngày thứ tư. Trong năm ngày đó, các em sinh viên không có giờ những môn học khác mà hoàn toàn tập trung vào chương trình của hội thảo.
Vào các buổi sáng, chương trình tập trung vào lý thuyết về các chiến lược trong kinh doanh và marketing. Buổi chiều được dành cho làm việc nhóm. Tất cả đều được dẫn dắt bởi các tình nguyện viên.
Workshops luôn được hướng dẫn bởi TNV của JPMorgan.
Mỗi nhóm sinh viên phải đưa ra một ý tưởng sáng tạo về kế hoạch kinh doanh. Bốn đề nghị này là một quán cà phê bóng chuyền, nơi có thể chơi bóng chuyền và sau đó có cà phê và nghỉ ngơi tại quầy bar, dịch vụ giao bữa ăn sáng, quán cà phê cho thú cưng, nơi có thể uống và chơi với các chú mèo nhỏ và chó con dễ thương và ý tưởng thương mại công bằng sẽ kết nối nông dân trực tiếp với khách hàng của họ.
Một khi các ý tưởng đã được chọn, sinh viên phải xác nhận tính phù hợp của kế hoạch bằng cách tiến hành nghiên cứu thị trường. Để làm được như vậy, mỗi nhóm đã tạo ra một bảng câu hỏi và đi ra ngoài, đến các siêu thị, đến bãi biển, trên đường phố, để gặp gỡ mọi người và tiến hành các cuộc phỏng vấn. Đây là một cách tiếp cận rất thực tế đối với một vấn đề và thực sự khiến sinh viên gần hơn với nhu cầu của xã hội, điều mà thông thường hiếm khi xảy ra với các sinh viên CNTT. Các em thực sự rất thích tự mình tiến hành các cuộc phỏng vấn và gặp gỡ mọi người để trao đổi về ý tưởng các em yêu thích.
Sau khi thảo luận và chốt ý tưởng , mỗi nhóm phải tạo ra một mô hình kinh doanh bằng cách trả lời chín câu hỏi tiêu biểu: đề xuất giá trị, các phân đoạn khách hàng, các kênh, các mối quan hệ với khách hàng, các luồng doanh thu, tài nguyên, đối tác chính, các hoạt động chính và chi phí. Phần này, cũng giống như mọi kế hoạch kinh doanh, đã khiến các em phải mất khá nhiều thời gian. Nhưng với những nỗ lực và sự giúp đỡ tuyệt vời của các tình nguyện viên, các em cuối cùng đã làm được.
Bốn nhóm sau đó đã tạo ra các giao diện mẫu thể hiện các chức năng cơ bản để bắt đầu phát triển ý tưởng của mình. Các website mẫu là sự kết nối giữa kiến thức về khởi nghiệp và kiến thức về CNTT mà các sinh viên đã học được tại PNV.
Phần trình bày ý tưởng được đánh giá bởi ba giám khảo “khó tính” của chúng tôi.
Vào ngày cuối cùng, ba giám khảo từ KPMG, GreenSolution và ConnectiveTech đã tham gia vào nhóm để làm trọng tài. Dự án được đánh giá cao nhất chính là Fresher Healthier Faster (FHF), dự án kết nối nông dân với khách hàng. Chúc mừng nhóm Fresher Healthier Faster, cũng như các nhóm còn lại.
Một phần miêu tả của dự án FHF.com. Chúc mừng các bạn!
Sau chương trình hội thảo này, một điều có thể nhận thấy đó chính là thái độ của các em sinh viên đã có sự thay đổi đáng kể. Các em thường bỏ cuộc dễ dàng khi phải đối mặt với khó khăn nhưng thông qua hội thảo khởi nghiệp vừa qua, các tình nguyện viên thực sự đã khiến các em mở rộng quan điểm của mình. Giờ đây, các em muốn vượt qua khó khăn và tìm giải pháp cho vấn đề của mình. Và bởi các tính nguyện viên đã gây được ấn tượng với sinh viên nên các bạn trở thành các hình mẫu để sinh viên PNV hướng tới. Bây giờ, mục tiêu của sinh viên khóa PNV 19 đó chính là muốn học và có thể nói được nhiều ngôn ngữ, kiếm tiền và đi du lịch vòng quanh thế giới!