Nhiệm vụ của Passerelles numériques không chỉ là hỗ trợ việc đào tạo Công nghệ thông tin cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn, mà chúng tôi muốn bảo đảm rằng các em sẽ thoát nghèo một cách bền vững. Để làm như vậy, chúng tôi cố gắng chuẩn bị cho các em trở thành những người tự chủ và có trách nhiệm, bằng cách giúp các em có được những kiến thức tổng quát vững chắc và những hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới xung quanh.
Do đó, đội ngũ các giáo viên của Passerelles numériques hỗ trợ các em sinh viên thông qua Chương trình giáo dục toàn diện bao gồm nhiều hoạt động phát triển nhân lực. Hãy cùng chúng tôi khám phá một vài ví dụ về những hoạt động rất cụ thể đó.

Để minh họa một loạt các chủ đề của Chương trình đào tạo của Passerelles numériques, chúng tôi đã chọn một ví dụ từ mỗi trung tâm ở Campuchia, Philippines và Việt Nam.

Tại Philippines, chúng tôi đã phát triển một chủ đề – “Trở thành người trưởng thành” cho các em sinh viên năm 2 (nối tiếp theo sau chủ đề “Trưởng thành” trong suốt năm thứ nhất), tập trung vào việc giúp các em hiểu rõ hơn về bản thân.

Thông qua một chuỗi hội thảo, trò chơi đóng vai, các hoạt động về động não hoặc video, các em sinh viên của chúng tôi sẽ hiểu biết hơn và chấp nhận những thay đổi về thể chất, xã hội, cảm xúc hoặc nhận thức. Bước tiếp theo, các em sẽ trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn và sau cùng,các em sẽ có khả năng thích nghi với các tình huống khác nhau trong cuộc sống khi trưởng thành.

Ví dụ về trò chơi đóng vai trong đó các em sinh viên phải vào 2 vai: tiếp cận có trách nhiệm và hành xử như trẻ con.

Bạn là một tài xế taxi ở thành phố Cebu. Gia đình bạn đang ở thuê trong một ngôi nhà đã 15 năm nay. Bạn có con đang còn đi học. Vợ/chồng bạn luôn gây áp lực với bạn về việc mua một căn nhà hoặc đi vay để mua nhà vì nhà đang thuê nhỏ quá không đủ chỗ ở.
Một ngày nọ, bạn chở một khách hàng là một doanh nhân người Thụy Điển giàu đến khách sạn GV Tower. Bạn đưa anh ta đến đó và anh ta vô tình bỏ quên một chiếc túi đầy tiền. Bạn sẽ làm gì sau khi phát hiện ra chiếc túi?

Tất cả những tình huống này,chúng tôi cố gắng chia sẻ và giáo dục các em, giúp các em sinh viên của chúng tôi phát triển như những người có trách nhiệm, trưởng thành và phát triển tư duy phê phán. Hơn nữa, nó sẽ giúp các em đưa ra các chọn lựa, xử lý các tình huống đầy thách thức và trở thành hình mẫu cho các học viên khác của PN và cộng đồng họ đang sinh sống, vì chúng tôi cố gắng dạy họ giá trị của TRÁCH NHIỆM.

Tại Việt Nam, chúng tôi đã thiết lập một chủ đề về các “Dự án cộng đồng”, tập trung vào việc hiểu rõ hơn về bối cảnh và các vấn đề xã hội ở Đà Nẵng / Việt Nam. Bằng cách đưa vào thực tế những gì thu được khi quản lý dự án, các em năm 3 của chúng tôi được chia theo những nhóm nhỏ, nhận biết một vấn đề xã hội hoặc một người/cộng đồng đang cần được giúp đỡ và thực hiện các hành động cụ thể và nhất quán.

Có một dự án hỗ trợ người khuyết tật bằng cách đào tạo nghề thủ công để họ có được thu nhập từ các sản phẩm mà họ làm ra. Trong 3 tháng, các sinh viên phải xác định đúng người thụ hưởng của dự án bằng cách liên lạc với các tổ chức địa phương, gây quỹ để mua tất cả các sản phẩm cần thiết, lập kế hoạch giảng dạy, quản lý việc đào tạo và cuối cùng đánh giá dự án.

Một dự án khác hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc gọi vốn. Nhờ nhiều hoạt động đa dạng (bán thực phẩm hoặc các sản phẩm thủ công), các em sinh viên đã có thể giúp đỡ một trại trẻ mồ côi địa phương qua việc tặng bút chì, tập vở và bình giữ nhiệt. Họ cũng tham gia vào việc tân trang một căn nhà xập xệ.

Hoạt động phát triển này đang giúp các học viên của chúng tôi không những rèn luyện các kỹ năng quản lý dự án mà còn giúp các em hiểu và trở thành một nhân tố tích cực tại cộng đồng địa phương các em. Đây cũng là một minh họa tuyệt vời về cách thức chúng tôi cố gắng áp dụng các giá trị về TÌNH ĐOÀN KẾT mà chúng tôi khuyến khích vào mọi người.

Cuối cùng, tại Campuchia, chúng tôi đã giới thiệu một một chủ đề về “ASEAN” (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) để các em sinh viên có cái nhìn rộng hơn và hiểu hơn về thế giới mà các em đang sống.

Để nâng cao nhận thức về ASEAN, đội ngũ đào tạo của chúng tôi đang tổ chức nhiều hoạt động như buổi thuyết trình của một chuyên gia về quan hệ quốc tế hoặc một số video. Ý tưởng là, để các em sinh viên của chúng tôi hiểu rõ hơn về đất nước của họ và cả các quốc gia láng giềng khác nhận thức được những thách thức và khó khăn chung phải vượt qua.

Nhóm cũng đang tổ chức một cuộc thi tranh luận dựa trên Mô hình Hội nghị ASEAN (MAM), mô phỏng Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN với Bài phát biểu giới thiệu và tranh luận về một chủ đề được chọn.Các học viên được chia theo nhóm, đại diện cho một quốc gia trong khối ASEAN. Họ có một thời gian ngắn để chuẩn bị (1 tiếng), trình bày (5 phút) và tranh luận (1 tiếng) với mục tiêu tìm kiếm tiếng nói chung.

Thông qua hoạt động này, các em sinh viên của chúng tôi có thể nâng cao, cả các kỹ năng mềm (Anh ngữ, nói trước công chúng và tư duy phản biện) lẫn kiến thức tổng quát về Đông Nam Á. Thách thức toàn cầu này cho thấy lý do chúng tôi đòi hỏi các học viên của mình TIẾP CẬN SỰ VIỆC MỘT CÁCH KHẮC KHE.

Ba ví dụ này cho thấy phương pháp tiếp cận giáo dục toàn diện của chúng tôi. Để kết thúc, hãy lắng nghe ông Trần Đông Nguyên,điều phối viên giáo dục của chúng tôi tại Passerelles numériques Việt Nam phát biểu bế mạc:

jojobetCasibom GirişDeneme BonusucasibomMeritking Girişholiganbet girişbaywincasibomcasibom girişdeneme bonusuCASİBOM GÜNCELcasibom girişcasibomgrandpashabet giriş