Bạn có biết PN Việt Nam đã thích ứng như thế nào với yêu cầu, phản hồi của các doanh nghiệp cũng như những thay đổi trong chính sách giáo dục ở Việt Nam? Hãy cùng trò chuyện với Trưởng phòng đào tạo PN Việt Nam để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này nhé!

Năm 2016, chính phủ Việt Nam đã thay đổi chính sách giáo dục quốc gia theo hướng thúc đẩy vả tập trung phát triển dạy nghề trên toàn quốc với trọng tâm là đào tạo các kỹ năng cần thiết cho học sinh.

Để thích ứng với những chính sách mới này, PNV đã phát triển chương trình đào tạo của mình, nâng từ 2 năm lên 3 năm. Mặt khác, trong quá trình thử việc hoặc học việc tại các công ty sau tốt nghiệp, khảo sát cho thấy các công ty ngày càng quan tâm hơn kiến thức nền tảng về CNTT của sinh viên. Những phản hồi này từ các doanh nghiệp đối tác chính là chất xúc tác quan trọng cho việc đổi mới chương trình đào tạo của PNV.

 

Bà Julie Tardieu, Giám đốc PN Việt Nam và PGS.TS. Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng Cao Đẳng công nghệ Đà Nẵng kí biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo sinh viên hệ cao đẳng

Thông qua những trao đổi với Vĩnh, trưởng phòng đào tạo của PNV, chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về chương trình mới này cũng như những hiệu quả đáng chờ đợi của nó. Từng làm việc cho một công ty điện tử tại Việt Nam, anh Vĩnh luôn mong muốn tìm kiếm một công việc mới mẻ, nhiều thử thách. Khi được biết Passerelles numériques Việt Nam đang tìm kiếm trưởng bộ phận đào tạo IT, anh đã quyết định gia nhập PN. Tính tới nay, anh đã làm việc ở PN được 3 năm và luôn cống hiến hết kinh nghiệm cũng như kiến thức của mình cho quá trình đổi mới chương trình đào tạo tại PNV.

Anh Vĩnh giải thích rằng “trong hai năm đầu, chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm đào tạo xây dựng phần mềm, phát triển web và kiểm thử phần mềm”. Các môn học này có thể giúp sinh viên làm chủ thêm nhiều hơn kiến thức trọng yếu trước khi các em bắt đầu khóa thực tập đầu tiên. Trong năm cuối của chương trình, các em sẽ tự lựa chọn định hướng cho bản thân trong lĩnh vực CNTT, tập trung tự phát triển bản thân cũng như áp dụng những kiến thức chuyên môn vào kì thực tập thứ hai. Xuyên suốt quá trình ấy, các em sinh viên luôn luôn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ xã hội từ PNV nhằm đảm bảo các em luôn có sự chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp một cách tự tin.

 

Sinh viên khám phá cách để gây dựng và phát triển sự nghiệp kinh doanh của bản thân thông qua một buổi workshop.

Ngoài ra, PNV cũng luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp mới nhằm đảm bảo bài giảng trên lớp luôn được cập nhật sát nhất với thực tế. Điều này giúp các em sinh viên PNV có thể đạt được trình độ tương đương hoặc tiệm cận với sinh viên hệ đại học từ các trường đại học lớn khác sau khi tốt nghiệp. Anh Vĩnh cũng chia sẻ: “PN tổ chức các buổi giới thiệu về khởi nghiệp. Về lâu dài, chúng tôi cũng hi vọng chương trình học có thể khuyến khích và giúp đỡ các em sinh viên tự xây dựng sự nghiệp của riêng mình.”

Quay lại thời điểm mới nhập học, phần lớn các em sinh viên không hề có chút kiến thức cơ bản nào về khoa học máy tính. Trong khi đó, các công ty IT thường đặt kì vọng cao vào những nỗ lực của PNV ngay từ ban đầu. Do đó, với một chương trình đào tạo 3 năm, đội ngũ PNV cùng với các em sinh viên sẽ có thêm nhiều thời gian để làm việc với các công ty và hi vọng rằng, “nhiều thời gian cũng đồng nghĩa với nhiều sự tin tưởng hơn”, anh Vĩnh kết luận.

 

Đại diện các doanh nghiệp IT ở địa phương tham gia một buổi đào tạo hướng nghiệp cùng sinh viên PNV

Khi được hỏi về những khó khăn phải đối mặt cũng như có thể xảy đến trong tương lai, anh Vĩnh mỉm cười: “có ba thách thức chính mà đội ngũ đào tạo của PNV và tôi có thể phải đối mặt. Đầu tiên, chúng ta cần thêm nhiều nhân lực, đặc biệt là các giảng viên. Các giáo viên hiện nay cần thêm thời gian để tìm hiểu những chủ đề mới cũng như phải không ngừng trau dồi kĩ năng của bản thân để hoàn thiện bài giảng của mình.

Thách thức thứ hai chính là kết nối các em sinh viên với các doanh nghiệp bằng các dự án. Thông qua việc thực hiện cùng nhau các dự án cụ thể, doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn sinh viên PNV và ngược lại, các em sinh viên cũng sẽ có trong tay nhiều kinh nghiệm hơn khi được làm việc cùng những người chuyên nghiệp.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đòi hỏi trang bị thêm cơ sở vật chất như máy tinh bàn và máy tính xách tay luôn là một trong những khó khăn lớn nhất của chúng tôi. Như bạn có thể thấy, chúng ta dựa rất nhiều vào sự đóng góp và ủng hộ của các đối tác cũng như các doanh nghiệp IT để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhờ mạng lưới cựu sinh viên, ngày càng có nhiều công ty và doanh nghiệp quan tâm và hỗ trợ sinh viên PNV, “nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm và chúng ta luôn cần đến rất nhiều sự giúp đỡ để có thể thay đổi cuộc đời của nhiều thanh thiếu niên nghèo ở Việt Nam hơn nữa”.

casibom 760JojobetjojobetCasibom GirişDeneme BonusucasibomCasibomMarsbahis GirişMeritking Girişpusulabet girişholiganbet